Crocus Media, Văn hoá Ẩm thực
Có thể Bạn quan tâm
Trà, thức uống để nhâm nhi
Trà hoa đậu biếc, thức uống giàu các hợp chất chống viêm.
Hoa đậu biếc là một thành phần nổi tiếng với màu xanh lam rực rỡ thường có trong các loại cocktail, hỗn hợp trà thảo mộc và mỹ phẩm. Về mặt y học, nhiều nghiên cứu cho rằng hoa đậu biếc có thể giúp đảm bảo sức khỏe của da và tóc, thúc đẩy giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Trong những năm gần đây, cây cũng đã được nghiên cứu về hàm lượng chất chống oxy hóa và các đặc tính tốt cho sức khỏe.
Mỗi tuần, nhâm nhi vài tách trà hoa cúc Chamomile, xứng đáng cho sức khỏe của bạn.
Ngày nay, hoa cúc chủ yếu được dùng bằng đường uống để giúp chữa chứng mất ngủ, lo lắng và rối loạn tiêu hóa. Hoa cúc cũng được sử dụng cho mục đích cải thiện làn da và chữa lành vết thương. Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa cúc có các đặc tính có thể giúp giảm viêm, co thắt và đầy hơi, thúc đẩy sự bình tĩnh và dễ ngủ, và bảo vệ chống lại vi khuẩn gây loét dạ dày.
Trà hoa hồng, một loại xuân dược được nhiều người yêu thích
Hoa hồng không chỉ dùng để làm đẹp, mà còn được sử dụng trong nhà bếp, đặc biệt là trong ẩm thực Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Những sản phẩm làm từ hoa hồng được xem là một phương thuốc tiềm năng cho các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa, tâm trạng, cảm cúm,...
Uống trà hoa cúc Chrysanthemums đúng cách để tốt cho sức khỏe
Hoa cúc Chrysanthemums vàng hoặc trắng đều chần với nước sôi để một tách trà thảo mộc với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn cũng có thể dễ dàng mua loại hoa khô ở các siêu thị. Loại trà này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá mang lại những lợi ích quan trong cho sức khoẻ.
Trà lá atiso giúp bảo vệ Gan, đánh tan mỡ thừa
Trong số các hoạt chất sinh học dành cho người ăn kiêng, polyphenol được thừa nhận rộng rãi vì lợi ích sức khỏe của chúng, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa stress oxy hóa. Polyphenol từ chiết xuất lá atisô cũng có lợi trong việc chống lại các bệnh liên quan đến chuyển hóa và viêm, bao gồm các vấn đề về gan, mỡ và sụn.
Trà Masala, một loại trà sữa truyền thống của Ấn Độ
Là một loại trà sữa truyền thống của Ấn Độ được làm từ sự pha trộn của trà đen, sữa, đường, gừng hay các loại gia vị khác. Ngày nay thức uống này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Vì trong trà masala có nhiều loại thảo mộc và gia vị nên trà cũng cung cấp nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Trà Nhụy hoa Nghệ tây và các lợi ích quý giá cho sức khoẻ.
Do rất giàu các hợp chất chống oxy hóa, nó có thể được coi là một thực phẩm dinh dưỡng. Hoạt động của nó được phát triển bằng cách loại bỏ việc tạo ra các gốc tự do hoặc gián tiếp tăng khả năng chống oxy hóa tế bào nội sinh. Các hợp chất phenolic và carotenoit là nguồn chính của các hợp chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống. Nó bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại do các loại oxy phản ứng gây ra nhờ các chất chuyển hóa của nó, crocins và safranal.
Ăn gì hôm nay?
Bánh Chuối Socola Nguyên Cám
Là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị thơm ngon và nguồn giá trị dinh dưỡng cao. Với hương thơm đặc trưng của bột mì nguyên cám, vị ngọt tự nhiên của chuối và chút đắng nhẹ của socola, công thức bánh chuối socola nguyên cám giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng lành mạnh và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Nâng tầm món bông cải xanh xào nấm
Bông cải xào nấm là món ăn rất quen thuộc, nó có hầu hết trong thực đơn Á, Âu. Món được tuỳ biến theo văn hoá ẩm thực của từng vùng miền. Bằng cách kết hợp những kiểu chế biến này, bạn có thể nâng tầm món bông cải xanh xào nấm của mình để trải nghiệm nhiều vị ngon theo nhiều cách khác nhau của món. Hãy khám phá với các hương vị, kết cấu và cách trình bày khác nhau phù hợp với khẩu vị cá nhân của bạn nhé.
Bánh Xèo Nhật Yến Mạch, hương vị truyền thống, giàu dinh dưỡng
Phiên bản bánh xèo được làm từ bột yến mạch thay vì bột gạo truyền thống, giữ nguyên độ giòn rụm đặc trưng và còn bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất từ yến mạch. Phần nhân bánh có thể tùy chỉnh theo sở thích, bao gồm các loại thịt, hải sản và rau củ để bổ sung đạm và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Đậu Hũ Tứ Xuyên, món chay ngon dễ làm
Đậu hũ non giàu protein thực vật, giúp cơ thể no lâu và cung cấp năng lượng, khi được chế biến cùng nước sốt Tứ Xuyên cay ngọt, sẽ tạo ra một món ăn ngon bắt miệng. Bếp Crocus Oigin thay thế dầu ăn thông thường bằng dầu oliu hoặc dầu mè trong công thức nhằm giảm lượng chất béo không lành mạnh, thay thế đường trắng bằng đường ăn kiêng trong nước sốt để món ăn trở nên lành mạnh hơn. Ngoài ra, các loại rau củ như nấm, hành tây, ớt chuông cũng có thể thêm vào tùy sở thích để tăng cường chất xơ và vitamin.
Văn hóa Trà châu Á
Văn hóa trà được xác định bởi cách thức pha chế và thưởng thức, cách người ta tiếp xúc với trà và nét thẩm mỹ xung quanh việc uống trà
Ngoài cà phê và ca cao, Trà là một trong những thức uống nóng được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng lang thang qua một số quốc gia ở Châu Á, xem cách thưởng trà ở từng nơi khác nhau như thế nào.
Văn hoá Trà Việt Nam
Việt Nam không có các nghi thức Trà phức tạp, nhưng việc thưởng trà của người Việt nam cũng rất tinh tế. Trà là thức uống được sử dụng trong hấu hết các nghi lễ, các sự kiện quan trọng; Trà được chọn cho hầu hết các hoạt động mang tính chiêm nghiệm, sáng tác như thơ ca, hội hoạ, chơi cờ, làm vườn...
Trà đạo Nhật Bản
Trà đạo Nhật bản được biết đến là nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, phát triển vào khoảng cuối thế kỷ XII. Trà đạo Nhật Bản không chỉ đơn giản là một con đường, một quy tắc uống trà, mà hơn hết, đó là một cách thức thanh lọc tâm hồn bằng cách hòa hợp tâm trí với thiên nhiên, rồi từ đây tâm trí, trau dồi tính cách để đạt được giác ngộ.
Vài nét về Văn hoá Trà Trung Quốc
Trung Quốc là nơi khởi nguồn của trà. Trà được xem là một di sản văn hoá truyền thống của Trung Quốc, nó đã đồng hành cùng người dân Trung Quốc hơn 5.000 năm. Người Trung Quốc từ lâu đã coi trọng việc uống một ít trà trong hoặc sau bữa ăn. Họ cũng dùng trà như đồ uống trang trọng để mời khách.
Ẩm thực châu Á
Châu Á, là lục địa lớn nhất và đông dân nhất, là nơi tập trung nhiều nền văn hóa, trong đó có nhiều nền ẩm thực đặc trưng.
Các thành phần phổ biến đối với nhiều nền văn hóa ở khu vực Đông và Đông Nam lục địa bao gồm gạo, gừng, tỏi, hạt vừng, ớt, hành khô, đậu nành và đậu phụ. Xào, hấp và chiên ngập dầu là những phương pháp nấu ăn phổ biến.