Caffeine và người mắc bệnh tiểu đường loại 2

Caffeine và người mắc bệnh tiểu đường loại 2

Mặc dù các polyphenol và khoáng chất như magiê có trong cà phê có thể cải thiện hiệu quả quá trình chuyển hóa insulin và glucose trong cơ thể. Nhưng nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn không được bỏ qua một chi tiết khác, đó là chất caffeine có mặt trong cà phê. Caffein trong một cốc cà phê đã đủ để khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu, nó có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu trong khoảng thời gian ngắn.

Caffeine có trong cà phê, trà, soda hay sô cô la đều khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu, nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Caffeine, tuy nó đã được chứng minh là có một số lợi ích cho sức khoẻ như: đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, bệnh tim mạch và đột quỵ... điều đang nói ở đây là "ngăn ngừa" hay "làm giảm nguy cơ mắc bệnh". Nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường loại 2, điều này không còn đúng nữa.

top-view-chocolate-cake-concept.jpg

rosemary-hot-tea-cup-ready-drink.jpg

Caffeine ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu?

Một nhóm nghiên cứu đã chứng minh được caffeine có thể làm tăng lượng đường trong máu và insulin cho những người mắc bệnh.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 uống một viên caffein 250 miligam vào bữa sáng và một viên khác vào giờ ăn trưa. Điều đó tương đương với việc uống hai tách cà phê trong mỗi bữa ăn. Kết quả, lượng đường trong máu của họ cao hơn 8% so với những ngày họ không dùng caffein.

Vì sao vậy? Vì caffeine ảnh hưởng đến cách mà cơ thể bạn phản ứng với insulin, hormone cho phép đường đi vào tế bào của bạn và chuyển hóa thành năng lượng.

Caffeine làm giảm độ nhạy insulin, có nghĩa là các tế bào không phản ứng với hormone nhiều như trước đây, chúng không hấp thụ nhiều đường từ máu sau khi bạn ăn hoặc uống. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn, làm cho mức insulin cao hơn sau bữa ăn.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể bạn đã không sử dụng tốt insulin. Sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Caffeine gây khó khăn cho việc làm hạ lượng đường trong máu xuống mức an toàn cho sức khỏe, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Theo thời gian, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường, như tổn thương thần kinh hoặc bệnh tim.

fresh-chocolate-andliquid-chocolate-white-ceramic-glasson-cocoa-beans-background.jpg

cup-coffee-rustic-setting.jpg

Caffeine ảnh hưởng đến lượng đường trong máu bằng cách nào?

Caffeine có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Điều này xảy ra vì caffein kích hoạt phản ứng nội tiết tố trong cơ thể chúng ta.

Theo các nhà khoa học, caffein làm tăng tác dụng của các hormone kích thích tự nhiên được sản xuất bởi bộ não như serotonin, dopamine, acetylcholine. Đồng thời, caffeine cũng làm tăng mức độ một số hormone gây căng thẳng, như epinephrine hay còn gọi là adrenaline. Epinephrine báo hiệu cho gan giải phóng glucose dự trữ, giúp tăng cường năng lượng nhưng cũng làm tăng lượng glucose đi vào máu, đây là cách Epinephrine ngăn các tế bào trong tiến trình xử lý nhiều đường. Epinephrine cũng ngăn cơ thể tạo ra nhiều insulin bằng cách nó chặn hoạt động của một loại protein gọi là adenosine. Phân tử adenosine này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tạo ra insulin và kiểm soát cách các tế bào phản ứng với nó.
Ngoài ra, caffeine cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm giảm độ nhạy insulin của bạn.

barista-cafe-making-coffee-preparation-service-concept.jpg

caphe.jpg

Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể uống cà phê không?

Hàm lượng caffeine có thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loại cà phê. Nhưng, trung bình trong một tách cà phê 240ml chứa khoảng 95mg caffeine. Ngay cả cà phê đã khử caffeine cũng có thể chứa khoảng 4mg/cốc.

Mọi người có phản ứng khác nhau với caffeine, nó phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng, sức khoẻ... Tác dụng của caffein đối với lượng đường trong máu cũng khác nhau ở mỗi người. Bạn nên theo dõi cách cơ thể bạn phản ứng với caffein. Liều caffeine trung bình khoảng từ 50–300 mg, có thể giúp tăng tỉnh táo, năng lượng và khả năng tập trung. Liều cao hơn có thể gây những tác động tiêu cực như lo lắng, bồn chồn, mất ngủ và tăng nhịp tim. Với những người nhạy cảm với caffein, thì cà phê không chứa caffein là một lựa chọn tốt. Cà phê không chứa caffeine cũng mang lại những lợi ích sức khỏe tương tự như cà phê có chứa caffein.

Đối với hầu hết những người khỏe mạnh, sử dụng tới 400 mg caffein mỗi ngày không phải là vấn đề. Theo các nghiên cứu đã chứng minh, một tách cà phê hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 ngay từ đầu. Vậy thì, với một người có sức khoẻ bình thường, mức caffeine có thể cho phép một ngày là không quá 400mg, tức là không quá 4 tách cà phê. Khi bạn uống tách thứ 5, thì những lợi ích sức khoẻ có được từ 4 tách trước mất tác dụng.

Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì lại khác. Một số chuyên gia chỉ ra rằng caffein vẫn có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Đặc biệt ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, chỉ cần 200 mg caffein đã đủ khiến lượng đường trong máu tăng hoặc giảm.
Để biết liệu caffein có làm tăng lượng đường trong máu của bạn hay không, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu của mình suốt buổi sáng sau khi uống một tách cà phê hoặc trà như thường lệ. Sau đó, bạn sẽ kiểm tra sau khi bỏ uống trong vài ngày. Khi bạn so sánh những kết quả này, bạn sẽ biết liệu caffein có tác động hay không.

Cuối cùng, khi xem xét tổng lượng caffein nạp vào cơ thể, bạn cũng nên xem xét có bao nhiêu loại thực phẩm và đồ uống thông thường có chứa caffein, ví dụ như ngũ cốc có vị sô cô la hay cà phê thậm chí là thuốc giảm đau mà bạn đang sử dụng, nếu có.

Tổng hợp và chấp bút bởi Crocus Media

Sản phẩm

Robusta pha trộn Arabica

Robusta pha trộn Arabica

Cà phê pha trộn theo tỷ lệ 50 Robusta : 50 Arabica là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị chua thanh, đắng nhẹ của Arabica với vị đắng đặc trưng, béo bùi của Robusta. Hương thơm của Arabica khi kết hợp với sự đậm đà của Robusta sẽ tạo nên một hương lẫn vị tuyệt vời, một thức uống làm say đắm lòng người.

Cà phê Robusta

Cà phê Robusta

Cà phê Robusta có nguồn gốc ở miền trung và miền tây cận Sahara châu Phi. Đây là loại cà phê phổ biến thứ hai trên thế giới, chiếm từ 40% đến 45% sản lượng cà phê toàn cầu. Cà phê Robusta mang vị đắng của sô cô la đen, hạnh nhân và rượu whisky với hương vị đọng lại của đậu phộng. 

Cà phê Arabica

Cà phê Arabica

Arabica có nguồn gốc từ các khu rừng ở Nam Ethiopia và Yemen, là loại cà phê phổ biến nhất toàn cầu với sản lượng chiếm hơn 60% trên thế giới. Hạt Arabica có hương vị khác nhau tùy thuộc vào khu vực, có thể là vị ngọt kèm theo hương trái cây nhưng cũng có thể mang hương vị ngũ cốc hoặc hạt dẻ.

Bài viết liên quan

Cà phê và Sức khoẻ

Cà phê và Sức khoẻ

Cà phê là một thức uống rất phổ biến. Nó không chỉ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, nâng khả năng tập trung, hay đốt cháy mỡ thừa, mà phê còn làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư, bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh Alzheimer và Parkinson, thậm chí nó cũng có thể giúp tăng tuổi thọ. Hãy uống cà phê vừa phải, để đón nhận các lợi ích sức khoẻ.

Hiểu khái quát về bệnh tiểu đường

Hiểu khái quát về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh suốt đời. Người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát bệnh để luôn khỏe mạnh.

Chất Caffeine

Chất Caffeine

Phản ứng của mỗi người với caffeine có thể khác nhau. Liều caffeine trung bình (50–300 mg) có thể giúp tăng tỉnh táo, năng lượng và khả năng tập trung. Liều cao hơn có thể gây những tác động tiêu cực như lo lắng, bồn chồn, mất ngủ và tăng nhịp tim. Với những người nhạy cảm với caffein, thì cà phê không chứa caffein là một lựa chọn tốt. Cà phê không chứa caffeine cũng mang lại những lợi ích sức khỏe tương tự như cà phê có chứa caffein.

https://www.crocusmedia.vn