Chế độ nhịn ăn gián đoạn có tốt cho sức khỏe ?

Chế độ nhịn ăn gián đoạn có tốt cho sức khỏe ?

Nhịn ăn gián đoạn là một hình thức ăn kiêng phổ biến được nhiều người áp dụng gần đây. Chế độ ăn này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên cũng có một số rủi ro nên cân nhắc.

Chế độ Nhịn ăn gián đoạn là gì ?
Nhịn ăn gián đoạn (IF) là một chế độ ăn uống có chu kỳ giữa thời gian ăn và nhịn ăn. Trong chế độ này, bạn chỉ được ăn trong một thời gian cụ thể. Nếu các chế độ ăn khác phụ thuộc vào thực phẩm bạn tiêu thụ thì IF lại dựa vào thời điểm mà bạn ăn.

Nhịn ăn gián đoạn có thể giúp ngăn chặn việc ăn uống vô độ trong cả ngày. Đây cũng có thể là một lựa chọn phù hợp nếu việc thâm hụt calo trước giờ của bạn không được hiệu quả.

 

variety-ingredients-with-alarm-clock-arranged-against-isolated-white-background.jpg

 


Các lợi ích sức khỏe của chế độ Nhịn ăn gián đoạn (IF):
1. Tim mạch:Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nhịn ăn gián đoạn có thể cải thiện nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh tim, như lượng đường trong máu, huyết áp, chất béo trung tính trong máu, dấu hiệu viêm,...

2. Ngăn ngừa ung thư:Nhịn ăn gián đoạn đã được công nhận giúp ngăn ngừa ung thư nhờ tác động có lợi đến quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, IF còn làm giảm một số tác dụng phụ của hóa trị.

3. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer:Nhịn ăn gián đoạn có thể trì hoãn sự khởi phát hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer. Trong nhiều báo cáo, IF cũng cải thiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Hơn nữa, chế độ ăn này có thể chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson và bệnh Huntington.

4. Giảm cân:Trong thời gian nhịn ăn, nồng độ insulin sẽ giảm xuống khiến các tế bào mỡ giải phóng đường dự trữ để làm năng lượng. Điều đó nghĩa là chúng ta có thể đốt mỡ nếu để mức insulin giảm xuống. Ngoài ra, Nhịn ăn gián đoạn có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp tiêu thụ ít calo hơn, đây là những công cụ hiệu quả để giảm cân và mỡ nội tạng.

5. Sức khỏe não bộ:Nhịn ăn gián đoạn cải thiện quá trình trao đổi chất rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ. IF có thể giúp giảm viêm, stress oxy hóa, kháng insulin, lượng đường trong máu,... Có thể kết luận rằng việc nhịn ăn có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho sức khỏe não bộ như tăng sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và bảo vệ não khỏi bị tổn thương.

 

human-hand-cutting-unhealthy-word-with-scissor-near-healthy-fruits.jpg

 

Tác dụng phụ của chế độ Nhịn ăn gián đoạn (IF):
1. Gây mệt mỏi và thiếu năng lượng:Khi nhịn ăn gián đoạn không phù hợp với lối sống hoặc bạn không ăn đúng loại thực phẩm, IF có thể gây ra mệt mỏi và thiếu minh mẫn. Mặt khác, lượng đường trong máu thấp khi nhịn ăn có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn đã thích nghi với việc nhịn ăn thường xuyên, chế độ ăn này có thể làm giảm mệt mỏi.

2. Cảm giác đói và thèm ăn:Các nghiên cứu chứng minh rằng đói là một triệu chứng xảy ra trong thời gian đầu của chế độ nhịn ăn gián đoạn. Cơn đói xuất hiện khi bạn giảm lượng calo nạp vào hoặc trải qua thời gian nhịn ăn kéo dài. Cơ thể cần có thời gian làm quen để trải qua 16 giờ không ăn và chế độ ăn này có thể không hiệu quả với một số người. Tuy nhiên, các triệu chứng như đói, thèm ăn có thể hết khi cơ thể bạn thích nghi với thời gian nhịn ăn thường xuyên.

 

depressed-woman-hungry-from-dieting.jpg


3. Rối loạn tiêu hóa:Sự thiếu hụt chất lỏng, vitamin, protein hay chất xơ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn,… trong bất kỳ chế độ ăn nào. Đặc biệt, táo bón có thể trở nên nghiêm trọng hơn do mất nước và thiếu dinh dưỡng trong quá trình nhịn ăn gián đoạn. Vì vậy, giữ nước và chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng là rất quan trọng trong thời gian nhịn ăn.

4. Rụng tóc:Nhịn ăn gián đoạn có thể khiến cơ thể bạn bị sốc Telogen Effluvium (TE), đây là một loại rụng tóc phổ biến gây rụng tóc tạm thời và làm chậm quá trình mọc tóc. Ngoài ra, thiếu protein và các loại vitamin B cũng có thể gây rụng tóc. Nếu tóc bạn rụng nhiều hơn bình thường, hãy kiểm tra lại thành phần bữa ăn hàng ngày và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

5. Gây khó chịu và thay đổi tâm trạng:Trong thời gian nhịn ăn, lượng đường trong máu thấp và hạ đường huyết có thể xuất hiện gây khó chịu, lo lắng và kém tập trung. Mặt khác, cảm giác bắt buộc phải tuân theo chế độ này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, đặc biệt khi bạn phải cô lập khỏi bạn bè hoặc gia đình vì chế độ ăn kiêng hạn chế. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy gặp gỡ bác sĩ, nhà tâm lý học hoặc chuyên viên dinh dưỡng.

 

diet-portrait-woman-wants-eat-burger-stuck-skochem-mouth.jpg

 

Những ai không nên theo chế độ nhịn ăn gián đoạn ?
Do rủi ro của các tác dụng phụ, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi nhịn ăn gián đoạn. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên rằng những người sau nên tránh IF:

- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 18 tuổi.
- Người lớn tuổi hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
- Người bệnh tiểu đường tuýp 1 dùng insulin.
- Người bị rối loạn ăn uống.
- Người bị suy giảm trí tuệ hoặc có tiền sử chấn thương sọ não.

Nhịn ăn gián đoạn có thể có tác dụng khác nhau đối với những người khác nhau. Nếu bạn muốn theo chế độ IF, trước tiên hãy nhờ sự tư vấn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đảm bảo rằng nó phù hợp với bạn. Sau đó hãy chọn phương pháp nhịn ăn gián đoạn phù hợp để áp dụng.

 

Tổng hợp và chấp bút bởi Crocus Media

Bài viết liên quan

Hiểu đúng về việc Ăn Uống Lành Mạnh

Hiểu đúng về việc Ăn Uống Lành Mạnh

Ăn uống lành mạnh không liên quan gì đến việc tuân thủ các nguyên tắc của một chế độ ăn kiêng nhất định nào đó. Nó đơn giản là chế độ ăn uống ưu tiên cho sức khỏe bằng cách cung cấp năng lượng cho cơ thể từ các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Điều cốt lõi bạn cần nhớ là "tất cả các loại thực phẩm đều chứa calo, nhưng không phải thực phẩm nào cũng giàu chất dinh dưỡng".

Chế độ ăn Thuần Chay là gì?

Chế độ ăn Thuần Chay là gì?

"Thuần chay là một triết lý và cách sống tìm cách loại trừ — càng nhiều càng tốt và khả thi — tất cả các hình thức bóc lột và tàn ác đối với động vật để làm thực phẩm, quần áo hoặc bất kỳ mục đích nào khác; và bằng cách mở rộng, thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các chất thay thế không có nguồn gốc động vật vì lợi ích của động vật, con người và môi trường. Về mặt chế độ ăn uống, nó biểu thị việc thực hành pha chế với tất cả các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn hoặc một phần từ động vật. "

Các phương pháp nhịn ăn gián đoạn phổ biến

Các phương pháp nhịn ăn gián đoạn phổ biến

Thực hiện nhịn ăn gián đoạn sai cách có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do đó, việc lựa chọn và tuân theo một phương pháp phù hợp là vô cùng cần thiết. Có rất nhiều cách để nhịn ăn gián đoạn, liệu bạn đã tìm được một phương pháp phù hợp cho mình ?

https://www.crocusmedia.vn