Hàm lượng dinh dưỡng trong Rau và Hạt Ngò

Hàm lượng dinh dưỡng trong Rau và Hạt Ngò

Rau Ngò và cả hạt của nó là một loại thảo mộc có mùi thơm dễ chịu, có nhiều công dụng ẩm thực và lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu, chống lại nhiễm trùng và tăng cường sức khỏe tim, não, da và tiêu hóa. Mặc dù cùng chung một thân cây, nhưng lá, hạt và rễ có tên gọi khác nhau. Cấu trúc dinh dưỡng và mùi vị cũng khác nhau đáng kể.

Ngò là một loại thảo mộc họ Hoa Tán (Apicaceae), sống quanh năm. Tất cả các bộ phận của cây Ngò đều ăn được. Lá tươi, hạt khô và cả rễ ngò thường được sử dụng như gia vị trong chế biến thức ăn. 

Tuy cùng một cây, nhưng bằng tiếng Anh chúng có tên gọi khác nhau: Hạt ngò được gọi là Coriander, còn lá tươi thì gọi lá Cilantro.  Cấu trúc dinh dưỡng và mùi vị khác nhau đáng kể.

HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG

Trong 10grams rau ngò và hạt ngò chứa giá trị dinh dưỡng lượng tham chiếu hàng ngày như sau

Chất dinh dưỡng Rau Ngò (% RDI) Hạt Ngò (% RDI)
Chất xơ 1,1 16.8
Vitamin A 13,5 0
Vitamin C    4,5 3,5
Vitamin K  38,8 0
Mangan  2,1 9,5
Sắt     1 9,1
Magiê   0,6 8,2
Canxi   0,7 7,1
Đồng    1,1 4,9
Phốt pho  0,5 4,1
Selen    0,1 3,7
Kali   1,5 3,6
Kẽm  0,3 3,1

Rau ngò tươi chứa 92,2% nước, trong khi hạt ngò chỉ có 8,9% là nước. Đây là lý do chính khiến rau ngò có hàm lượng khoáng chất thấp hơn theo trọng lượng, vì nước trong rau ngò không chứa khoáng chất hoặc calo.

Rễ ngò lại chứa nhiều sắt, vitamin và canxi hơn cả phần lá. Do có mùi thơm nồng dễ chịu, rễ ngò còn có thể dùng để ướp món ăn hay khử mùi hôi từ thịt. Cách dùng phần rễ ngò: dùng khoảng 10 đến 20 gốc ngò cho từng món. Bạn có thể đập dập gốc ngò rồi ướp thịt nướng hay cho vào nồi nước dùng… Ngoài ra, người ta còn dùng nó thay thế cho cây sả để làm nước luộc thịt thơm ngon hơn.

coriander-oil.jpg

Các loại tinh dầu được tìm thấy trong cây ngò. Lá ngò có hương thơm sảng khoái, nồng nàn vị cam quýt. Trong khi hạt ngò có mùi và vị ít phân cực hơn, hương thơm của nó được mô tả là ấm, cay với một chút mùi cam quýt. Loại gia vị này thường được kết hợp với thì là và quế vì chúng có đặc điểm hương vị tương tự nhau. 

LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA RAU NGÒ VÀ HẠT NGÒ

Giúp giảm viêm:

Cả rau ngò và hạt ngò đều chứa các phân tử được gọi là chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa được cho là giúp giảm viêm trong cơ thể bằng cách liên kết và ngăn chặn các phân tử thúc đẩy viêm được gọi là các gốc tự do. 

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy các chất chống oxy hóa trong chiết xuất rau ngò giúp chống lão hóa da. Lão hóa da thường được đẩy nhanh bởi tác hại của các gốc tự do.

Một nghiên cứu khác trong ống nghiệm cho thấy rằng các chất chống oxy hóa trong chiết xuất hạt rau ngò làm giảm viêm và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư từ dạ dày, tuyến tiền liệt, ruột kết, vú và phổi.

Giúp chống lại nhiễm trùng

Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng các đặc tính kháng khuẩn của cả rau ngò và hạt ngò đều có thể giúp  thể chống lại nhiễm trùng.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy các hợp chất từ rau ngò tươi giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng qua đường thực phẩm bằng cách tiêu diệt vi khuẩn như Salmonella enterica. Một nghiên cứu khác trong ống nghiệm cho thấy hạt ngò có thể chống lại vi khuẩn.

coriander.jpg

Giảm các nguy cơ mắc bệnh tim:

Một số nghiên cứu trên ống nghiệm và trên động vật đã chứng minh rau ngò và hạt ngò có thể làm giảm một số nguy cơ gây ra bệnh tim.

Một nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy chiết xuất rau ngò có thể làm giảm sự hình thành các cục máu đông. Bằng cách giảm đông máu, các chất bổ sung chiết xuất từ rau ngò có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Và, một nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy chiết xuất từ hạt ngò làm giảm đáng kể huyết áp. Ngoài ra, nó giúp động vật loại bỏ nhiều nước và muối hơn qua nước tiểu, điều này giúp giảm huyết áp.

Giảm lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao là một nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2. May mắn thay, là cả rau ngò và hạt ngò đều có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Chúng làm điều này bằng cách tăng mức độ hoạt động của các enzym giúp loại bỏ đường khỏi máu.

Trên thực tế, trong một nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học đã phát hiện ra những động vật ăn hạt ngò có lượng đường trong máu ít hơn đáng kể.

Trong một nghiên cứu khác trên động vật, rau ngò  được chứng minh là có hiệu quả gần như một loại thuốc chữa bệnh tiểu đường trong việc giảm lượng đường trong máu.

Mặc dù những kết quả này đầy hứa hẹn nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu dựa trên con người hơn về cách rau ngò và hạt ngò ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Tổng hợp và chấp bút bởi Crocus Media

 

Sản phẩm

Trà Actiso Nhất Diệp Nguyên Hương

Trà Actiso Nhất Diệp Nguyên Hương

Lá Atisô, hay còn gọi là lá Cynara scolymus, đã được sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa. Chất chiết xuất từ lá Ati​​sô, đã được nghiên cứu chứng minh khả năng hoạt động bảo vệ gan chống lại bệnh béo phì do chế độ ăn uống nhiều chất béo gây ra.

Nước cốt dừa 

Nước cốt dừa 

Axit béo chính trong nước cốt dừa là axit lauric, tạo ra kháng thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bài viết liên quan

Hạt Thì Là Đen và 9 lợi ích ấn tượng cho sức khỏe giúp cuộc sống tốt đẹp hơn

Hạt Thì Là Đen và 9 lợi ích ấn tượng cho sức khỏe giúp cuộc sống tốt đẹp hơn

Hạt thì là đen còn được gọi là nigella hoặc có tên khoa học là nigella sativa hoặc Kalonji. Nó thuộc họ mao lương thực vật có hoa, cao tới 30 cm và tạo ra quả có hạt được sử dụng như một loại gia vị có hương vị trong nhiều món ăn. Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, kalonji được biết đến với các đặc tính y học của nó. Trên thực tế, việc sử dụng nó có thể được bắt nguồn từ vài thế kỷ trước như một phương thuốc tự nhiên cho mọi thứ từ viêm phế quản đến tiêu chảy.

Atisô chứa nhiều chất dinh dưỡng

Atisô chứa nhiều chất dinh dưỡng

Đầu tiên, atisô được xếp hạng trong số các loại rau giàu chất chống oxy hóa nhất. Atisô ít chất béo trong khi giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Atisô đặc biệt giàu folate (vitamin B9) và vitamin C và K, chúng cũng cung cấp các khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như magiê, phốt pho, kali và sắt. Atisô chứa nhiều chất dinh dưỡng mạnh mẽ. Trung bình một bông hoa atiso chứa gần 7 gam chất xơ, chiếm 23–28% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI).

Gừng, các lợi ích và tác dụng phụ

Gừng, các lợi ích và tác dụng phụ

Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm. Nó được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn và chống cảm lạnh. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Đặc biệt, Gừng chứa nhiều gingerol, một chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

https://www.crocusmedia.vn